WEBSITE HỖ TRỢ HỌC TẬP, TÌM HIỂU VẬT LÍ - ĐIỆN TỬ

 

Trang chủ

Liên hệ

 Nội dung

Vượt qua thử thách

Chia sẻ & Thảo luận

Chủ đề 1. Mở đầu về Điện tử học

 

BÀI 4.9. RELAY

- Relay (Rơ-le) là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó). 

+ Bạn có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện:  Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật (“đòn bẩy”) một thiết bị khác sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.Điều đó có nghĩa là relay có thể hoạt động như công tắc (bật và tắt) hoặc là bộ khuếch đại (chuyển đổi dòng điện nhỏ thành dòng lớn hơn).

- Trên relay có 2 đầu là COM và NO.

+ COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của relay.

+ NO (Normally open) là điểm thường mở, COM được kết nối với NO khi cuộn dây rơle được từ hóa (được cấp điện vào chân SIG).

- Ngoài ra, trên relay còn gồm 3 chân để kích thích, trong đó:

+ Chân (3V3): cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.

+ Chân (GND): nối với cực âm.

+ Chân (SIG): chân tín hiệu, làm nhiệm vụ kích relay.

- Khi có điện vào chân SIG đầu COM sẽ được kết nối với đầu NO đồng thời sáng bóng đèn Led trên relay.

 

Chủ đề 2. Lập trình viên

Chủ đề 3. Trải nghiệm sáng tạo

Chủ đề 4. Trải nghiệm “Kit” Vật lí - điện tử

 

 

Số lượt truy cập: Số lượt truy cập

 

 

 

Nguyễn Thị Hương 11A4 & Nguyễn Thị Ly 11A6 - Trường THPT Lê Hữu Trác, huyện CưMgar, tỉnh Daklak